Di tích lịch sử ở Ba Vì

di tích lịch sử ở Ba Vì

Ba Vì là không chỉ nơi sơn thủy hữu tình, thiên nhiên ưu đãi, mà còn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Ba Vì là huyện có số lượng di tích lớn nhất TP Hà Nội với 394 di tích các loại. Trong đó có 106 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp TP. Bài viết giới thiệu các di tích lịch sử ở Ba Vì, nhằm giúp du khách tìm hiểu và trải nghiệm chuyến đi trọn vẹn hơn về các giá trị tinh thần, truyền thống và lịch sử của vùng đất này.

di tích lịch sử ở Ba Vì

Khu di tích lịch sử đền, đình

Đền Thượng – Trung – Hạ

Nhắc tới Ba Vì có lẽ ấn tượng đầu tiên của du khách sẽ là về một nền văn hoá dân gian vật thể và phi vật thể độc đáo. Huyền thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh, bản anh hùng ca hùng tráng nhất về sức mạnh Việt Nam trong thời kỳ dựng nước. Đó là truyền thuyết về vị thần được ngưỡng kính trong tâm thức ngàn đời người dân đất Việt – Đệ Nhất Phúc Thần Tản Viên, hay còn gọi là Nam Thiên Thần Tổ, vị Thần đứng đầu trong Tứ Bất Tử.

Theo truyền thuyết và Ngọc phả có liên quan cho rằng, đền Thượng có từ thời An Dương Vương. Đền có vị trí và kiến trúc độc đáo, một mái lộ thiên lợp ngói và một mái ngầm dưới lòng tảng đá lớn nằm ở độ cao 1.227m bên sườn núi Ba Vì. Đền Trung hay còn gọi là Trung cung, tọa lạc ở lưng chừng núi Ba Vì. Đền thờ bà Ma Thị Cao Sơn, vị thần chủ cai quản núi Tản Viên, đồng thời cũng là mẹ nuôi của Đức Thánh Tản. Đền Hạ còn gọi là Tây cung, nằm dưới chân núi Tản, bên bờ sông Đà.

di tích lịch sử ở Ba Vì

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Ba Vì có 75 điểm thờ Tản Viên Sơn Thánh, tập trung nhiều nhất ở vùng núi Tản, sông Đà nơi được coi là phát tích của truyền thuyết. Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh được tổ chức rộng khắp vùng xứ Đoài Ba Vì. Đặc biệt nhất là tại cụm di tích đền Thượng- đền Trung – đền Hạ thuộc địa phận hai xã Minh Quang và xã Ba Vì.

di tích lịch sử ở Ba Vì

Đền thờ Bác Hồ

Ngôi đền thiêng thờ Bác nằm ở độ cao 1.296 mét, là đỉnh cao nhất dãy núi Ba Vì. Chuyện kể rằng, sinh thời Bác Hồ muốn tro cốt của mình sau này khi qua đời sẽ được đặt ở ba địa điểm, trong đó có một nơi tại núi Ba Vì. Vì thế, ý tưởng xây một đền thờ Bác ở đây theo di nguyện của Người được nêu ra và ngay lập tức đã được hưởng ứng nhiệt liệt. Công trình tưởng niệm Bác được khởi công ngày 01/3/1999 và hoàn thành cuối tháng 8/1999.

Ngôi đền mang phong cách kiến trúc truyền thống có 8 mái đao uốn cong ở bốn phía, dựng trên những chiếc cột tròn trên chân đá tảng… Đền được xây dựng theo kết cấu bền vững, uy nghiêm. Chính điện là một không gian mở, không có cửa. Trên bệ thờ đá có bức tượng Bác Hồ đúc bằng đồng trong tư thế ngồi, phía trên là bức hoành phi ghi dòng chữ nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Trên cao là cờ Tổ quốc ghép bằng đá hoa cương màu đỏ. Hai bên bệ thờ là chuông đồng và khánh đồng.

Hằng ngày đền thờ Bác luôn ấm áp khói hương và hoa tươi. Ngôi đền được các cán bộ kiểm lâm của Vườn Quốc gia Ba Vì túc trực, chăm sóc bất kể lúc thời tiết khắc nghiệt nhất. Vào những ngày lễ, Tết và ngày mồng Một, Rằm, hương khói càng nghi ngút lan tỏa khắp đền.

nên đi du lịch Ba Vì mấy ngày

Đình Tây Đằng

Đình Tây Đằng là nơi thờ Đức Thánh Tản Viên Đệ Nhất Phúc Thần. Điều đặc biệt nhất ở đình Tây Đằng không phải ở quy mô đồ sộ mà là ở nghệ thuật điêu khắc chạm trổ, trang trí còn lưu lại trên các cột, vì kèo, xà, dấu, ván long, lá gió. Đặc biệt hơn nữa, với 1.300 họa tiết chạm khắc nhưng không một chi tiết nào giống nhau. Từ họa tiết kẻ liền bẩy bốn góc, kẻ liền bẩy vì chính, đến các đầu dư đầu duôi, xà thượng, các chồng rường, bát đỡ, câu đầu, chếnh xối, ván nong… mỗi hoa văn một kiểu, mang tính đặc sắc của các vùng miền văn hóa khác nhau…Thông qua mỗi cảnh điêu khắc, người xem thấy được ước vọng của người xưa cầu mong quốc thái dân an, mùa màng bội thu.

di tích lịch sử ở Ba Vì

di tích lịch sử ở Ba Vì

Khu di tích lịch sử cách mạng K9 Đá Chông

Khu di tích K9 ẩn mình trong rừng cây rậm rạp, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội gần 70 km về phía Tây, với diện tích khoảng 234 ha, phần lớn là đồi núi, rừng và hồ nước rộng. Nơi đây sở hữu nhiều tảng đá thon nhọn tựa mũi chông như mọc ở dưới đất lên, vì thế mà người dân địa phương gọi địa danh này là Đá Chông. Cuối tháng 2 năm 1958, Bác Hồ lên thăm, xem xét lại địa bàn khu vực Đá Chông và quyết định chọn nơi đây để xây dựng làm căn cứ của Trung ương.

Đến thăm Khu di tích hôm nay, mọi người đều không kìm nén được sự xúc động, bởi từng hình ảnh, hiện vật đều mang đậm dấu ấn của Người. Trong đó, hình ảnh gợi nhắc nhiều về Bác chính là ngôi nhà 2 tầng được thiết kế theo kiểu nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch.  K9 – Khu căn cứ địa năm xưa, nơi lưu giữ những dấu ấn, phong cách sống của Bác, nơi giữ gìn thi hài Bác trong những năm tháng chiến tranh, nay được mở rộng khang trang, sạch đẹp.

Hằng năm, Khu di tích đã đón tiếp số lượng lớn đồng bào trong nước, khách quốc tế đến tham quan, tưởng niệm; là địa chỉ đỏ để tổ chức các hoạt động sinh hoạt chính trị, văn hóa, nghệ thuật, trồng cây lưu niệm, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác cho thế hệ trẻ.

di tích lịch sử ở Ba Vì

di tích lịch sử ở Ba Vì

Như vậy, chúng ta đã được biết về các di tích lịch sử điển hình ở Ba Vì. Một chuyến tham quan kết hợp giữa giải trí và tìm hiểu văn hóa, truyền thống, lịch sử là rất ý có ý nghĩa. Công ty CP Thương Mại và Phát triển Dịch Vụ Du Lịch Ba Vì rất hân hạnh được tư vấn.

Liên hệ: 

  • Địa chỉ: Quảng phúc, Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội
  • Email: [email protected]
  • Hotline: Ms Hằng – 094.255.0165
  • Hotline 2: Mr Vũ – 0966.523.165

You May Also Like

About the Author: Phan Duy Hùng