Truyền thuyết về Ba Vì

truyền thuyết về Ba Vì

Truyền thuyết về Ba Vì là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, với những giai thoại phong phú và câu chuyện có tính lịch sử, Nơi đây, ghi dấu lịch sử phát triển xây dựng và giữ nước của dân tộc ta, và cũng là chốn địa linh đã sinh nhiều nhân kiệt… hãy cùng khám phá những truyền thuyết, lịch sử cội nguồn.

truyền thuyết về Ba Vì

Truyền thuyết núi Tản Viên

Núi Ba Vì còn gọi núi Tản Viên (thuộc huyện Ba Vì xứ Đoài xưa, nay là ngoại thành Hà Nội) là một trong những ngọn núi tổ của nước ta và là ngọn núi của tâm linh, nơi ngự trị muôn đời của Đức Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, vị thần tối linh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Truyền thuyết về Ba Vì kể rằng do Sơn Tinh dùng sách ước nâng núi lên cao, ngăn nước lũ chiến thắng giặc Thủy Tinh…
Trên bãi chiến trường xưa còn nhiều dấu tích của trận chiến huyền thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh, như suối Di, sông Tích, ngòi Tôm, đàm Mom, đầm Mít, đầm Sui, xóm Rùa, xóm Cá Sấu (ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì); thôn Rắn Giải ở Phụ Khang (xã Đường Lâm); truyền thuyết Thuồng Luồng ở Cầu Hang (xã Thanh Mỹ); truyền thuyết Thủy quái ở Ghềnh Bợ trên dải sông Đà… Nhũng truyền thuyết dân gian về cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh chứng tỏ tổ tiên người Việt đã bắt đầu công cuộc trị thủy, mở mang bờ cõi ở hạ lưu sông Đà, sông Tích, tạo nên một vùng Ba Vì trù phú.
truyền thuyết về Ba Vì
Ca dao có câu: “Nhất cao là núi Ba Vì / Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn”. Thực tế, núi Ba Vì chỉ cao 1.296m còn núi Tam Đảo lại cao đến 1.581m, nhưng có lẽ Ba Vì là nơi ngự của Đức Thánh Tản Viên, nên được nhân dân tôn vinh thành ngọn núi cao nhất, thiêng liêng nhất.
truyền thuyết về ba vì
Tương truyền, vua nhà Đường (Trung Quốc) cho rằng núi Ba Vì như là một đầu rồng hùng mạnh, có thân rồng chạy suốt tới phương Nam (tức dãy Trường Sơn ngày nay). Để nước Nam không thể phát vương, vua Đường đã cử Cao Biền, một vị tướng kiêm phù thủy, dùng pháp thuật để trấn yểm, cho đào một trăm cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì hòng triệt phá long mạch nước Việt. Tuy nhiên, tất cả một trăm cái giếng, cứ giếng nào đào gần xong thì lại bị sập xuống, lấp kín yếu huyệt của trời đất. Cuối cùng, vua quan triều Đường đành phải bỏ cuộc bởi dãy núi thiêng cùa nước Việt phía trời Nam.

Các công trình tâm linh

Từ huyền thoại …Từ ngàn xưa, người dân khu vực Ba Vì đã thờ thần Sơn Tinh – đức thánh Tản Viên tại đền Thượng. Đó là ngôi đền cổ được xây dựng từ thời An Dương Vương, nằm dưới một mái núi ở độ cao 1.227m. Đến thời Vua Lý Nhân Tông, đền Thượng được xây cất với quy mô lớn và tín ngưỡng thờ Thánh Tản Viên lan rộng khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Theo truyền thuyết, để xây dựng đền Thượng, đã phải huy động nguồn nhân lực rất lớn ở hai bên bờ sông Đà, dân chúng nối tay nhau chuyển vật liệu từ sông Đà lên đỉnh núi Tản. Năm 2010, TP. Hà Nội đã khởi công trùng tu lại ngôi đền với quy mô khá hoàn chỉnh, ngôi đền vẫn tựa lưng vào núi tạo thế vững chãi, trang nghiêm và độc đáo, hậu cung chính là vách đá Thắt Cổ Bồng linh thiêng và huyền thoại có từ ngàn đời xưa.

truyền thuyết về Ba Vì

Ngôi đền thờ Bác xây dựng trên độ cao 1.296m, là đỉnh cao nhất dãy Ba Vì. Để đến được đền thờ Bác Hồ, từ chân núi Ba Vì, du khách phải đi ô tô leo dốc quanh co vượt quãng đường dài hơn 15km, tiếp đó, phải leo hơn 1.320 bậc thang đá bên vách núi. Tới đây du khách như lạc vào cõi thiêng, bởi được đi xuyên qua cánh rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ vút lên, mốc và rêu xanh bám phủ thân cây, dây leo chằng chịt, sương mù phủ giăng giăng mặc dù vẫn có mặt trời. Ngôi đền mang phong cách kiến trúc truyền thống có 8 mái uốn cong ở bốn phía, dựng trên những chiếc cột tròn trên chân đá tảng…

Khu vực núi Ba Vì hiện có gần 100 ngôi Đình, Đền thờ Thánh Tản Viên – Sơn Tinh như Đền Trung, Đền Hạ, Đền Thượng, Đền Đá Đen, Đền Vật Lại, Đền Măng Sơn, Đền Khánh Xuân, Đền Vật Lai, đình Yên Nội, Đình Tây Đằng, đình Mỗ Lao, đình Quất Động, đình Đông Viên, đình Quan Húc, đình Phú Thứ, đình Thanh Hùng, đình Thụy Phiêu v.v…

truyền thuyết về Ba Vì

Hành trình cội nguồn

Tthiên nhiên núi Ba Vì rất phong phú, đa dang. Khí hậu núi Ba Vì trong lành mát mẻ. Trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã lựa chọn đỉnh núi Ba Vì là nơi an dưỡng lý tưởng cho sĩ quan Pháp. Lý do được người Pháp chọn là nơi đây luôn có khí hậu mát lành suốt bốn mùa, các loài thực vật phong phú, phong cảnh hữu tình. Nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì, chúng ta sẽ cảm nhận được sức khỏe và một tâm hồn thư thái. Hiện nay trên núi Ba Vì còn nhiều phế tích thuộc thời Pháp như nhà thờ đạo, Trại cô nhi viện (cốt 800), khu hành chính (cốt 400), khu quân sự và khu sinh hoạt của sỹ quan Pháp (cốt 600 – 700), Trại tù (cốt 1100)…

Kế thừa những tinh túy của lịch sử, văn hóa, truyền thuyết; vùng núi Ba Vì được mẹ thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh như Ao Vua, Khoang Xanh–Suối Tiên, Thác Mơ, Thác Đa, Thác Ngà, Thác Hương, núi Đá Chẹ, rừng thông Đá Chông, hồ Xuân Khanh, hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô–Ngải Sơn, hồ Tiên Sa, hồ Suối Cả, hồ Suối Bóp, hồ Suối Mít, đồi cò Ngọc Nhị, khu du lịch Đầm Long, vườn quốc gia Ba Vì… chờ bạn khám phá!

truyền thuyết về Ba Vì

Liên hệ: Công ty CP Thương Mại và Phát Triển Dịch Vụ Du Lịch Ba Vì

  • Địa chỉ: Quảng phúc, Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội
  • Email: [email protected]
  • Hotline: Ms Hằng – 094.255.0165
  • Hotline 2: Mr Vũ – 0966.523.165

You May Also Like

About the Author: Phan Duy Hùng